Hình Ảnh

Gia đình bên vợ của tôi có ba anh chị em. Vợ tôi là út, trước có hai anh trai. Hơn một năm nay, gia soạn bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

【soạn bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc】Ở trọ nhưng phải cho anh vợ mượn 100 triệu mua nhà

Gia đình bên vợ của tôi có ba anh chị em. Vợ tôi là út,Ởtrọnhưngphảichoanhvợmượntriệumuanhàsoạn bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc trước có hai anh trai. Hơn một năm nay, gia đình vợ tôi xào xáo bởi giận hờn nhau chuyện người anh vợ thứ hai vay tiền mua nhà.

Vợ chồng tôi mới cưới, vẫn còn đang ở trọ, vẫn còn nhiều mục tiêu phấn đấu, đầu tư nhưng vẫn cắn răng cho người anh thứ hai mượn 100 triệu mua nhà. Còn người anh đầu tiên cho mượn 300 triệu. Cả hai khoản vay mượn này, người anh thứ hai của vợ hẹn sẽ trả lại trong 5 năm.

Tôi thì phiền lòng một chút nhưng chị dâu cả mặt nặng mày nhẹ với chồng vì không biết bao giờ mới lấy lại được tiền. Vợ chồng tôi cũng để được một số vốn, vẫn đang làm việc là tích lũy thêm để bớt khoản tiền vay ngân hàng khi mua nhà. Trước đó, nhiều người cũng hỏi sao chưa mua nhà? Chúng tôi vui vẻ trả lời rằng chưa tích lũy đủ tài chính, khi nào đủ sẽ vay thêm ngân hàng để mua.

Tức thì, nhiều người trong đó có bạn bè và họ hàng bảo cứ tìm mua đi, có trước bao nhiêu thì trả bấy nhiêu, sợ lãi vay ngân hàng thì gom bằng cách họ hàng mỗi người 50 triệu - 100 triệu...

An cư lạc nghiệp là chuyện quan trọng, là mục tiêu phấn đấu của rất nhiều cặp vợ chồng trẻ. Nhưng trên bước đường tiến tới có một mái ấm, không phải ai cũng tự lực cánh sinh mua nhà được mà phần lớn nhờ vào tiền vay mượn ngân hàng và người thân, họ hàng.

Nhưng trên thực tế, qua một số bài viết chia sẻ và câu chuyện của tôi, không phải người thân họ hàng nào cũng đủ sức hoặc đủ rộng lượng để cho vay như vậy. Nói về trường hợp vợ chồng người anh thứ hai bên vợ của tôi, họ mua nhà hơn hai tỷ đồng khi chỉ chuẩn bị được 600 triệu đồng, còn lại là vay mượn người thân và họ hàng.

Nếu xét nhu cầu dựa theo khả năng tài chính, họ có thể có nhiều lựa chọn để an cư, như mua nhà với giá rẻ hơn, chung cư cũ, ở xa hơn một chút chẳng hạn.

Thực sự, mua nhà là một quá trình lâu dài và tích lũy, không phải ai cũng có khả năng làm ngay. Chắc có lẽ, do ngại bị hỏi "chừng nào mua nhà", "có nhà chưa" nên họ mới vay mượn để cố mua như vậy. Nhưng trả nợ ngân hàng là điều bắt buộc, còn nợ người thân có thể du di, nên đây mới là điều đáng lưu tâm.

Nguyên Nguyễn

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap